Với gần 2.000 tác phẩm của các nhà báo chuyên nghiệp và tác giả không chuyên gửi về dự thi, Ban tổ chức chọn được 42 tác phẩm đoạt giải. Trong số này có bài viết của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng, với nhiều thông tin bổ ích cho người nông dân.
Hợp tác với Hàn Quốc trong nông nghiệp và phát triển nông thôn
Cùng tham dự lễ ký kết, phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Vụ Hợp tác Quốc tế, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.
Các hoạt động hợp tác chủ yếu là đào tạo, nâng cao năng lực và chia sẻ kinh nghiệm trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, trước mắt sẽ đào tạo cán bộ về lĩnh vực thủy lợi, vận hành và duy tu bảo dưỡng hạ tầng nông thôn cũng như xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí tăng cường chia sẻ thông tin về các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển nông thôn, tổ chức các hội thảo chuyên đề và huy động thêm nguồn lực để thực thi thỏa thuận.
Mặc dù Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam, song đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp lại rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai nước.
KRC là một doanh nghiệp nhà nước của Hàn Quốc, hoạt động phi lợi nhuận. KRC được Chính phủ Hàn Quốc sử dụng để cấp viện trợ quốc tế, nhưng đằng sau KRC là một loạt các doanh nghiệp tư nhân của Hàn Quốc tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Thỏa thuận này hy vọng sẽ mở ra một kênh kết nối giữa các nhà đầu tư Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Một số lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc tham dự Hội thảo đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của Hàn Quốc trong xây dựng nông thôn (phong trào Saemaul Undong), trong đó nhấn mạnh đến vấn đề nâng cao năng lực và tăng cường tối đa sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển cộng đồng, tăng cường năng lực lãnh đạo nông dân, đảm bảo tính minh bạch. Chính phủ cần có chính sách động viên những tập thể, cá nhân làm tốt, cùng với đó là sự quyết liệt của các Bộ, ngành cùng nhau xây dựng và phát triển nông thôn./.
Du lịch ở nông thôn là loại hình du lịch được tổ chức tại vùng, khu vực nông thôn với quy mô hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ. Du lịch ở nông thôn ưu ái không gian mở, ưu ái sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên gắn với đặc điểm nổi bật, văn hóa vùng miền và địa phương.
Du lịch ở nông thôn là loại hình du lịch được tổ chức tại vùng, khu vực nông thôn với quy mô hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ. Du lịch ở nông thôn không gian mở, ưu ái sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên gắn với đặc điểm nổi bật, văn hóa vùng miền và địa phương.
Du lịch nông thôn hay thường được gọi với một số tên khác như: Rural Tourism,agritourism, agro-tourism, farm tours, study tours, farm holidays…
Du lịch nông thôn ở Việt Nam dùng để khai thác giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc tại địa phương. Loại hình này đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách về nhiều khía cạnh như: văn hóa, ẩm thực, tinh thần, trải nghiệm,… Du lịch nông thôn mang đậm tính đặc trưng về văn hóa, lối sống tại nông thôn đi đôi với sản xuất nông nghiệp.
Du lịch nông thôn ở Việt Nam có 3 loại hình chính:
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch tại nông thôn phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa. Du lịch sinh thái tại nông thôn giúp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương hơn hết sẽ giúp phát triển bền vững khu vực.
Du lịch sinh thái giúp du khách chiêm ngưỡng thiên nhiên và văn hóa tại địa phương, góp phần bảo tồn văn hóa và giúp cải thiện đời sống người dân tại khu vực.
Du lịch canh nông hay thường được gọi là du lịch tại trang trại được canh tác theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi công nghệ cao. Dịch vụ du lịch đi kèm thường là thưởng thức sản phẩm nông trại và lưu trú thường có một số hoạt động như: trồng rau, tát nước, câu cá, bắt cua, lươn… đến với mô hình du lịch nông nghiệp không chỉ là bạn đi du lịch mà là còn là trải nghiệm và thử thách bản thân.
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch thúc đẩy giá trị văn hóa của cộng đồng. Cộng đồng địa phương là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho du khách, cũng chính là người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và họ được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra, góp phần xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Các sản phẩm du lịch ở nông thôn thường đi đôi với 3 loại hình trên như du lịch làng nghề, du lịch lễ hội, du lịch sản xuất, sản phẩm… Du lịch nông thôn cũng bao gồm các Tour du lịch nông thôn như: thăm vườn quốc gia, tham quan danh lam thắng cảnh, công viên công cộng, nghiên cứu truyền thống và di sản trong khu vực nông thôn để du khách được trải nghiệm những nét hấp dẫn khác vùng đô thị, tiếp xúc với người dân nông thôn, nghỉ ngơi, giải trí và chăm sóc sức khỏe…
Du lịch nông thôn có đặc điểm chung là hoạt động du lịch được tổ chức tại khu vực nông thôn. Mục tiêu khai thác các giá trị tài nguyên du lịch đặc thù về văn hóa, lối sống, truyền thống làng quê – gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng ở vùng nông thôn; tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tác động tích cực đến cuộc sống của cộng đồng nông thôn; trực tiếp tạo ra cầu nối hoạt động sản xuất và cung cấp nông sản, sản phẩm thủ công của làng nghề truyền thống.
Du lịch nông thôn sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của cộng đồng vùng nông thôn (bản làng, nhà truyền thống), các thiết chế văn hóa làng (đình, đền, giếng nước…), các cơ sở sản xuất nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước, dịch vụ viễn thông…) gắn với môi trường tự nhiên, bản sắc văn hóa và các hoạt động sinh hoạt sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư.
Theo dõi Long Hoàng Investment tại Google News để nhận được thông tin bất động sản mới nhất