Nhà Tứ Hợp Viện Ở Trung Quốc

Nhà Tứ Hợp Viện Ở Trung Quốc

Trong ngôi nhà kiểu tứ hợp viện truyền thống, những gian nhà ở hướng chính Bắc được dành cho người chủ gia đình và các thê thiếp, ở cánh phía đông là cho gia đình trưởng nam, ở cánh phía tây là cho thứ nam, còn nhà ở hướng nam, nơi gần đường phố nhất dành cho người giúp việc hay dùng làm bếp nấu ăn và kho lưu trữ.

Ở Việt Nam có xây được Tứ hợp viện không?

Ở Việt Nam, kiến trúc truyền thống có sự tương đồng với Tứ hợp viện đó là cũng xây một quần thể gồm các dãy nhà ngang hình chữ nhất liền kề nhau nhưng nó có dạng hình chữ L hoặc chữ U, không bịt kín như Tứ hợp viện mà có sự thông thoáng hơn. Khu nhà truyền thống ở Việt Nam gồm 1 nhà chính, 1 nhà bếp ăn có nhà kho và 1 giường ngủ cho con gái trong nhà. Mặc dù cũng thể hiện tôn ti trật tự trong cách bố trí cấu trúc nhà ở nhưng đối với nhà truyền thống Việt Nam không quá riêng tư và khắt khe như gia đình Trung Quốc xưa.

Tuy nhiên, vì đặc điểm cấu trúc khép kín của Tứ hợp viện nên thiết kế Tứ hợp viện sẽ chỉ phù hợp với vùng phương Bắc lạnh lẽo như Trung Quốc, không phù hợp với khí hậu bí và nóng ở Việt Nam.

Tứ hợp viện không thích hợp để xây dựng và làm nhà ở, nhưng có thể chuyển sang hình thức dùng Tứ hợp viện làm homestay hoặc quán cafe

Hiện nay với sự phát triển của dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam, chúng ta có thể áp dụng mô hình kiến trúc tứ hợp viện cải biến để kinh doanh phát triển du lịch, có thể thiết kế nhà tứ hợp viện hiện đại và xây dựng thành một trong các kiểu thiết kế homestay ấn tượng. Để giảm chi phí xây dựng, nên tập trung trang trí cho khu sân vườn, bằng những hình ảnh đẹp như đèn lồng, cây cối… tạo nên không gian xanh mát hữu tình đậm chất Trung Hoa nhưng sử dụng vật liệu mộc mạc để xây dựng các khu nhà tạo thành những homestay, resort giá rẻ theo phong cách tứ hợp viện. Tuy nhiên hình thức này chỉ phù hợp với những vùng có khí hậu lạnh ở nước ta như Sapa, Hà Giang… và nhiều vùng núi cao khác.

*Theo dõi Happynest thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích về nhà ở nhé.

Tứ hợp viện là một trong những công trình kiến trúc mang phong cách nổi bật của văn hóa Trung Quốc. Đây cũng là một trong những biểu tượng đặc trưng của Trung Hoa. Xuất hiện từ khoảng thời Đông Chu, trải qua hơn 2000 năm lịch sử, đặc điểm của tứ hợp viện cũng thuận theo những biến động lịch sử mà thay đổi ít nhiều.

Nét đẹp cổ kính của tứ hợp viện. Nguồn: Internet

Tứ hợp viện còn được gọi với cái tên là “tứ hợp phòng”, là một kiểu nhà gồm bốn gian với theo bốn hướng là Đông – Tây – Nam – Bắc. Những gian nhà này sẽ hợp lại và bao bọc lấy phần sân ở bên trong, chính vì vậy mà mô hình cấu trúc này được gọi là Tứ hợp viện.

Rải rác trên lãnh thổ của Trung Quốc là những tứ hợp viện với nhiều phong cách đa dạng và cuốn hút đến kinh ngạc. Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, kiểu kiến trúc này ngày một hoàn thiện. Sau này, nó lại trở thành phong cách kiến trúc độc đáo của Bắc Kinh. Cho đến ngày nay, khi nhắc đến tứ hợp viện, người ta vẫn thường nhắc đến Bắc Kinh như một địa điểm tiêu biểu nhất của loại hình kiến trúc này.

Tứ hợp viện là hình thức kiến trúc tiêu biểu cho lối sống của người dân Bắc Kinh. Nó không chỉ mang vẻ đẹp cổ kính mà còn chứa đựng văn hóa sâu sắc cũng như một minh chứng lịch sử của thành phố Bắc Kinh.

Xét về diện tích, những khu tứ hợp viện có thể có diện tích rất lớn nếu là nơi ở của những vị quan hoặc thương nhân giàu có thời xưa, hoặc nó cũng có thể nhỏ như nhà của những người dân bình thường. Nhưng sự kết hợp của những khu tứ hợp viện này, nhìn từ trên cao, giống như một bàn cờ với những ô lớn nhỏ khác nhau, tạo nên một tổng thể vô cùng đặc biệt cho thành phố Bắc Kinh. Và cũng chính đây là nơi sinh sống bao đời của bao thế hệ.

Kiến trúc cơ bản của tứ hợp viện. Nguồn: Internet

Từ ngoài nhìn vào, cấu trúc của tứ hợp viện là kiểu khép kín chứ không hề phô trương. Nhưng khi bước vào bên trong, người ta lại hoàn toàn có thể cảm nhận được sâu sắc phong vị của văn hóa Trung Hoa. Mỗi viên gạch, mỗi nhành hoa đều có vẻ giản dị, mộc mạc nhưng lại chứa đựng một dấu ấn vô cùng sâu sắc.

Khác với kiểu tứ hợp viện tại phương Nam với phần sân cao, phần sân bên trong của tứ hợp viện Bắc Kinh thường rộng và sáng sủa. Đây cũng là một phần vô cùng quan trọng đối với gia chủ và cả căn nhà, bởi các căn nhà ở bốn mặt tuy độc lập nhưng đều hướng ra sân bằng cửa ra vào và cửa sổ. Do khoảng sân rộng rãi nên gia chủ có thể trồng cây và hoa, nuôi chim cá, xếp đá làm cảnh,… có thể coi là một phòng khách lộ thiên lý tưởng.

Khoảng sân chính. Nguồn: Internet

Thời Thanh có câu tục ngữ: “Nhà mát, chậu nuôi cá, cây lựu, lão gia, chó béo, a hoàn béo” dùng để miêu tả về Tứ hợp viện. Đây là một câu nói miêu tả mô hình điển hình của một khu tứ hợp viện Bắc Kinh thời xưa.

Trong một sân vườn, nhất tiến là dãy nhà có cửa ra vào, nhị tiến là sảnh, tam tiến là phòng ngủ hoặc nhà trong nơi không gian hoạt động của phụ nữ và gia quyến, người thường không được tùy tiện bước vào. Tất cả các ngôi nhà trong Tứ viện đều có bậc thang dẫn đến tiền sảnh. Tiền sảnh có cột tròn làm trụ. Hành lang nối các tòa nhà trong Tứ viện nối với nhau ở bốn phía bao quanh sân trung tâm. Thiết kế mái nhô ra tạo bóng râm cũng như che chắn mưa gió.

Hành lang tứ hợp viện. Nguồn: Internet

Tứ hợp viện là kiểu không gian kiến trúc có thể đáp ứng được những yêu cầu về phong thủy của người Trung Quốc, thể hiện đầy đủ triết lý “trời tròn, đất vuông” trong văn hóa truyền thống. Các gian nhà đều có tường bao quanh, góc phía Đông Nam có một cửa mở ra với quan niệm tốt lành, mang may mắn đến cho gia chủ.

Tứ hợp viện trong thời hiện đại

Với những thay đổi của cấu trúc gia đình và quan niệm xã hội, các khu tứ hợp viện truyền thống đang đối mặt với thách thức vô cùng lớn, thậm chí một số khu còn được liệt vào danh sách di tích văn hóa cần được bảo vệ. Tuy nhiên, cũng có những khu tứ hợp viện lại bị phá bỏ.

Một kiến trúc tứ hợp viện hiện đại. Nguồn: Internet

May mắn rằng rất nhiều người trẻ hiện nay lại có niềm yêu thích và tôn trọng kiến ​​trúc truyền thống. Chính vì vậy họ đã tôn tạo lại kiến trúc theo một phong cách hiện đại hơn và biến nó thành một không gian mới phù hợp với lối sống hiện nay, nhờ đó để giữ lại những quần thể tứ hợp viện có nguy cơ bị dỡ bỏ. Khi bước chân vào nơi này, ta có thể cảm nhận được nét quyến rũ đậm chất phương Đông trong không gian vừa cổ kính vừa hiện đại.

Tứ hợp viện là loại hình kiến trúc gì?

“Tứ hợp viện” hay còn được gọi là “Tứ hợp phòng”, là một hình thức kiến trúc tổ hợp của nhà dân vùng Hoa Bắc Trung Quốc. Nhà Tứ hợp viện được xây bao quanh một sân vườn theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Thông thường gồm có nhà chính tọa Bắc hướng Nam, nhà ngang hai hướng Đông - Tây và nhà đối diện với nhà chính. Bốn nhà đều bao quanh sân vườn ở giữa, cho nên được gọi là Tứ hợp viện.

“Tứ” chỉ số 4, “viện” là khoảng không gian như sân, vườn trong nhà. “Tứ hợp viện” chính là khoảng sân vườn được kết hợp lại từ 4 hướng đông, tây, nam, bắc. Đây chính là kiểu nhà truyền thống của những dân tộc Hán sống ở phía Bắc. Ngày nay chúng ta vẫn có thể nhìn thấy nhiều thiết kế nhà Tứ hợp viện tại các vùng nông thôn hay Bắc Kinh.

Nhà tứ hợp viện Bắc Kinh là một loại kiến trúc hợp viện phổ biến, “tứ” chỉ tứ phía là “đông, tây, nam, bắc”, “hợp” tức là phòng ốc ở bốn phía bao quanh sân vườn ở giữa, hình thành nên một kết cấu hình chữ “khẩu” (“口”). Trải qua xây dựng hàng trăm năm, Tứ hợp viện Bắc Kinh từ bố cục tổng thể cho đến kết cấu bên trong và chi tiết thiết bị lắp đặt đều hình thành nên nét phong cách đặc sắc của kinh thành.