Mặc dù các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe và có hương vị rất thơm ngon. Nhưng để đảm bảo an toàn khi sử dụng, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Những công dụng tuyệt vời của trà thảo mộc với sức khỏe
Các loại trà thảo mộc có thành phần hoàn toàn tự nhiên và mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vì vậy, loại trà này đang ngày càng được ưa chuộng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mỗi ngày uống một ly trà có thể giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả, chẳng hạn như:
Trà hoa cúc giúp giải độc cơ thể
Hoa cúc có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh giải nhiệt độc, thanh tâm trừ phiền. Những trường hợp nhiệt độc tích trong cơ thể gây đau đầu, đau răng, đau mắt đỏ, hoa mắt, chóng mặt… sử dụng cúc hoa sắc uống vô cùng hiệu quả.
Cúc hoa là một trong những vị thuốc sử dụng nhiều nhất trong đông y để giải độc cơ thể, giải tỏa muộn phiền, làm cho tinh thần thoải mái.
Có rất nhiều cách sử dụng hoa cúc làm trà để tạo thành bài thuốc giải độc cho cơ thể, sau đây là một số cách sử dụng:
- Cách 1: Mỗi ngày lấy từ 3 - 5 bông hoa cúc khô, hãm với nước sôi, lấy nước uống hàng ngày như nước giải khát.
- Cách 2: Hay bị mụn nhọt, lở ngứa dùng cúc hoa và kim ngân hoa, mỗi thứ 10g, sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Cách 3: Pha 3 bông cúc hoa khô, vài lá trà xanh vào khoảng 500ml nước đun sôi rồi uống, có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Lưu ý khi dùng trà hoa cúc: Hoa cúc có rất nhiều loại, tất cả đều có thể sử dụng làm thực phẩm, nhưng để làm trà hoa cúc thì nên chọn hoa cúc vàng và hoa cúc trắng là thông dụng nhất, mùi thơm dễ uống nhất.
Trà kim ngân hoa giúp giải độc cơ thể.
Theo Y học cổ truyền, kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn, quy vào kinh phế, vị, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị nhọt độc, ngứa, dị ứng…
Theo các nghiên cứu, hoa kim ngân có tác dụng ức chế rất mạnh đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn….
- Cách 1: Hoa kim ngân rửa sạch, để ráo nước, cho vào bình. Rót nước vừa đun sôi vào ngâm 5 phút là có thể dùng được. Nếu thích uống ngọt, bạn có thể cho thêm đường phèn vào khuấy đều rồi uống.
- Cách 2: Kim ngân hoa 100g, bạc hà 10g, lá tre 10g. Sau khi rửa sạch tất cả, cho vào 2 lít nước đun sôi, hãm trong 10 - 15 phút là có thể dùng được. Cách dùng này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền, đặc biệt những người toàn thân đang đau nhức mỏi, đau đầu uống vào rất hiệu quả.
Lưu ý khi dùng trà kim ngân hoa: Những người tỳ bị hư hàn hay đi ngoài phân lỏng nát, lạnh bụng thì không nên dùng. Vì tính của kim ngân hoa khá lạnh, nên trà chỉ dùng cho những người có nhiệt độc tích tụ.
Trà hoa nhài giúp tinh thần sảng khoái.
Hoa nhài có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu phù, hoạt huyết điều kinh, làm tan máu tụ, lợi niệu, hỗ trợ điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu, tiểu ra máu, khí hư ra nhiều, mụn nhọt, lở ngứa do nhiệt độc…
Uống trà hoa nhài hằng ngày, giúp tinh thần sảng khoái, đầu óc tỉnh táo và giải tỏa phiền muộn.
- Nguyên liệu: 1 thìa nhỏ hoa nhài khô, 1 thìa to trà hương, 1 thìa nhỏ mật ong.
- Cách dùng: Hoa nhài khô dùng nước đun sôi tráng sạch, để ráo nước. Cho hoa nhài và trà hương vào ấm trà, đổ khoảng 350ml nước nóng vào ngâm, 5 phút sau trà có mùi thơm là uống được. Người thích ngọt cho thêm mật ong vào, khuấy đều, uống lạnh sẽ ngon hơn.
Theo Y học cổ truyền, mỗi bộ phận của cây sen có tác dụng và tính trị liệu khác nhau: Gương sen, lá sen, vỏ ngoài hạt sen đều có tính mát, trị tiêu chảy, cầm máu; Hạt sen là vị thuốc bổ tỳ, bổ thận; Nhụy sen hay còn gọi là liên tu có tác dụng cầm máu, cố tinh; Tâm sen hay còn gọi là liên tử tâm có tác dụng an thần, trị tăng huyết áp; Ngó sen có tác dụng thanh nhiệt, dùng sống giúp giải rượu vô cùng tốt.
Tất cả các bộ phận của cây sen đều có thể dùng làm trà, làm đồ ăn. Để giải độc cơ thể, thông thường chúng ta sử dụng lá sen và hoa sen làm trà uống hàng ngày.
Lá sen (còn gọi là hà diệp) có vị đắng, tính hàn, quy vào 3 kinh can, tỳ, vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giải thử thấp, đào thải độc tố, giúp hạ huyết áp và giảm mỡ máu rất tốt.
- Lấy lá sen tươi hay phơi khô rửa sạch, cắt hoặc thái, xé nhỏ, mỗi ngày dùng khoảng 15g. Lá sen, cho nước sôi vào hãm khoảng 15 phút là có thể dùng được.
- Lưu ý: Những người huyết áp thấp không nên sử dụng hàng ngày. Thời điểm tốt nhất để dùng trà lá sen là buổi sáng và buổi trưa. Không sử dụng trà vào thời điểm trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Hoa sen có vị đắng, ngọt, tính ấm, quy vào kinh tâm, can, tỳ, thận giúp thanh nhiệt giải độc, an thần, bổ khí hoạt huyết.
- Lấy 1 bông hoa sen khô, cho 2 bát nước đang sôi đổ vào, đợi hoa sen khô tách ra, ngửi thấy mùi thơm là dùng được.
Trà thảo mộc được biết đến với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Việc duy trì thói quen uống trà sau bữa ăn mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ ổn định đường huyết và tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm lo âu và mất ngủ. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý đến bạn các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe, tham khảo và thử ngay nhé!
Trà thảo mộc là một loại thức uống được làm từ các loại thảo dược tự nhiên như lá, rễ cây, hạt và hoa, đa số đều không chứa caffeine. Các nguyên liệu làm loại trà tốt cho sức khỏe này thường được chế biến dưới dạng tươi hoặc phơi khô. Sau đó đem pha với nước nóng hoặc đun sôi để tạo ra một thức uống có màu sắc và hương vị đa dạng.
Trà thảo mộc không chỉ có hương vị thơm ngon dễ chịu mà còn rất tốt cho sức khỏe. Một số loại trà thảo mộc được cho là có tác dụng chống oxy hóa, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng và tốt cho hệ tiêu hóa.
Trà sả - trà thảo mộc tốt cho sức khỏe
Trà sả là sự kết hợp giữa các nguyên liệu gồm mật ong, quế, chanh, lá bạc hà và một ít sả. Trà sả không chỉ có hương vị thơm ngon dễ uống mà còn giúp giữ ấm cơ thể, trị cảm lạnh, thông mũi họng và làm dịu cơn ho hiệu quả. Bên cạnh đó, trà sả còn có tính kháng khuẩn, ngừa viêm nhiễm và giúp giảm triệu chứng khó chịu về tiêu hóa.
Trà cam quế mật ong là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu gồm cam, mật ong, quế và nước ấm. Thức uống này rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy và ợ nóng. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng làm dịu đường ruột và niêm mạc dạ dày. Uống trà cam quế mật ong mỗi ngày sẽ giúp tăng cường đề kháng, kiểm soát đường huyết, thư giãn và cải thiện tâm trạng.
Trà gừng - trà thảo mộc tốt cho sức khỏe
Trà gừng có chứa chất chống oxy hóa, hỗ trợ phòng ngừa bệnh và làm giảm chứng buồn nôn hiệu quả. Không chỉ vậy, hợp chất gingerol có trong gừng còn giúp cải thiện triệu chứng cảm lạnh và có lợi cho hô hấp. Ngoài ra, uống trà gừng còn giúp hạn chế tình trạng khó tiêu, loét dạ dày và hỗ trợ giảm đau khi đến kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, hãy cân nhắc về lượng trà gừng uống trong mỗi ngày để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Trà bạc hà được biết đến với công dụng hỗ trợ tiêu hóa, có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn. Loại trà thảo mộc này còn có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh IBS và tắc nghẽn hô hấp. Ngoài ra, tinh dầu hương bạc hà còn giúp cơ thể thư giãn sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi.
Cần lưu ý rằng loại trà này không phù hợp với một số đối tượng như trẻ nhỏ, người đang bị bệnh tiểu đường và người bệnh cao huyết áp.
Hoạt chất cynarin có trong atiso có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, giảm tình trạng khó tiêu và ợ nóng hiệu quả. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh được tác dụng của trà atiso trong việc làm giảm nồng độ triglycerides và LDL cholesterol xấu trong máu.
Ngoài ra, việc uống rà atiso mỗi ngày còn giúp tăng cường đề kháng, kiểm soát đường huyết và cải thiện sức khỏe gan mật.