Văn Hóa Ứng Xử Học Đường Là Gì

Văn Hóa Ứng Xử Học Đường Là Gì

Văn hóa học là một ngành khoa học, nhân văn về con người và xã hội, về nghiên cứu văn hoá. Ngành Văn hóa học trang bị những kiến thức cơ bản giúp sinh viên tiếp cận công việc đạt hiệu quả như mong muốn.

Không viết tên bằng bút đỏ hay mực đỏ

Người dân xứ kim chi cũng như nhiều nước Châu Á khác quan niệm sử dụng mực đỏ là điềm xui. Dù đó chỉ là hủ tục mê tín nhưng rất nhiều người tin và kiêng kỵ vấn đề này.

Điều này có nguồn gốc từ xa xưa, khi mà người Hàn viết tên của những người đã khuất trong gia đình và phông bạt trong đám ma bằng mực đỏ. Vì thế, nếu sang du học Hàn Quốc, bạn cần đặc biệt lưu ý vấn đề này.

Người Hàn Quốc rất coi trọng người lớn tuổi, vì thế, khi ngồi bàn ăn, đừng vội cầm đũa mà hãy để mọi người xung quanh cầm đũa trước.

Trường hợp đến nhà riêng của họ, hãy chắc chắn rằng bạn đã để giày, dép ở bên ngoài. Khi ăn tối theo nhóm hay làm khách của một gia đình, hãy đợi người lớn tuổi dùng bữa trước. Trong bữa ăn, người Hàn không ăn quá nhanh hay quá chậm để tỏ ra tôn trọng và chờ người lớn tuổi rời bạn trước tiên.

Bạn cũng lưu ý đừng để lại thức ăn thừa trên đĩa vào cuối bữa ăn. Chủ nhà sẽ cảm thấy vui mừng nếu bạn ăn nhiều và ăn hết như một lời cảm ơn dành cho họ.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý một số quy tắc như không nâng bát khi ăn, sử dụng đũa và thìa đúng cách hay nói “Tôi sẽ ăn thật ngon” trước bữa ăn...

Khi du học tại Hàn Quốc, bạn sẽ thấy “cảm ơn” và “xin lỗi” là hai câu nói cửa miệng rất quen thuộc của người Hàn. Họ luôn nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ dù rất nhỏ nhặt từ người khác. Và cũng không quên nói lời xin lỗi khi cảm thấy mình đã làm phiền hay làm ảnh hưởng đến người khác.

Gọi đúng tên và sử dụng đúng danh từ ngôn xưng là một trong những cách để bạn thể hiện sự tôn trọng với người đối diện, nhất là trong xã hội tôn trọng thứ bậc như Hàn Quốc. Không giống Việt Nam, người Hàn nếu chưa thân quen sẽ xưng với nhau bằng họ.

Bạn chỉ có thể đổi từ họ thành tên khi được đối phương cho phép và đã trở nên cực kỳ thân thiết. Bạn có thể xử lý tình huống này bằng cách hỏi trực tiếp đối phương xem họ muốn được gọi thế nào.

Trên đây là một số quy tắc ứng xử tại Hàn Quốc mà bạn cần nắm trước khi sang xứ kim chi học tập hay làm việc. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

Chat trực tiếp cùng Thanh Giang

Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc

Bài viết cùng chủ đề đất nước Hàn Quốc

Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn

Cách ứng xử trên phương tiện công cộng

Cũng như Nhật Bản, cách ứng xử trên các phương tiện công cộng tại Hàn Quốc rất quan trọng. Dân cư ở đây thích sử dụng phương tiện công cộng vì tính tiện lợi, dễ tiếp cận cũng như giá thành và chi phí rẻ.

Không giống với những phương tiện công cộng ở Việt Nam, Hàn Quốc có những khu ghế riêng, dùng để phục vụ cho những đối tượng đặc biệt. Khu ghế này được dùng cho người khuyết tật, người già và phụ nữ có thai. Điểm đặc biệt là ngay cả khi khu ghế này bị bỏ trống, thì bạn cũng không được phép ngồi trên đó.

Ngoài ra, các ghế trống còn lại bạn có thể ngồi nhưng cũng cần phải đứng lên để nhường ghế cho người khác. Đây là quy tắc ứng xử tối thiểu cần có khi ở nơi công cộng.

Du học Singapore - Văn hóa giao tiếp, ứng xử khi gặp người dân Singapore

Singapore là đất nước có nền văn hóa vô cùng đa dạng. Là một xã hội đa sắc tộc, là ngôi nhà chung trong đó nhiều cộng đồng với văn hóa và tín ngưỡng khác nhau cùng chung sống hòa hợp. Ngoài ra, văn hóa Singapore còn có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.

Đây là một đất nước giữ gìn môi trường rất tốt vì thế đừng vứt rác vừa bãi và chỉ ở một số ít nơi có biển báo bạn mới được hút thuốc lá. Đến các đền chùa nên mặc trang phục lịch sự, đến đền thờ Ấn Độ giáo và Hồi giáo hãy cởi bỏ giầy dép bên ngoài.

Để có thể thực sự hòa hợp và thành công tại Singapore, bạn nên hiểu về các phong tục tập quán của người Singapore. Ở Singapore, phần lớn dân số là những người gốc Hoa, gốc Mã lai và gốc Ấn. Mặc dù phần lớn là người gốc Hoa nhưng có rất nhiều phong tục tập quán của người Singapore lại khác biệt với người Trung Quốc đại lục.

Có bốn ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Singapore: tiếng Mã lai, tiếng phổ thông (Mandarin), tiếng Ta-min (ngôn ngữ của vùng Nam Ấn và Sri Lanka) và tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ dùng trong kinh doanh và hành chính, và đuợc sử dụng rộng rãi. Hầu hết mọi người dân Singapore đều nói được hai ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Quốc ngữ của Singapore là tiếng Malay.

Giống như Việt nam, người Singapore có thể hỏi những câu hỏi riêng tư về hôn nhân hay thu nhập. Bạn có thể từ chối trả lời một cách lịch sự và nếu không trả lời những câu hỏi như vậy của người Singapore thì mối quan hệ có thể bị phá vỡ.

Nên tránh bàn tới sự được mất, chính trị, chủng tộc hay tôn giáo trong giao tiếp ở Singapore

Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo.... nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du lịch, cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua. Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng.

Ở đất nước Singapore, trên trán người phụ nữ mang huyết thống Ấn độ có săm một nốt đỏ, còn nam giới dùng thắt lưng màu trắng, phần lớn khi gặp nhau chắp tay trước ngực để chào, còn khi vào nhà phải cởi dép.

Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức.

Không được ngồi bắt chéo chân khi ngồi đối diện với người lớn tuổi hơn hoặc có thứ bậc cao hơn.

"Mặt mũi ảm đạm" (mất sổ gạo) hay mất tự chủ nơi công cộng sẽ có hậu quả tiêu cực trong xã hội Singapore.

Người Singapore có thói quen đi chân không vào nhà.

Nếu như người Trung Quốc đại lục chúc nhau “chúc phát tài” là muốn chúc làm ăn, kinh doanh phát tài. Nó mang hàm nghĩa tích cực. Thì đối với người Singapore lời chúc ” chúc phát tài” lại là điều họ không thích, thậm chí còn là một điều nên tránh. Đối với người Singapore, lời chúc ” chúc phát tài” cũng đồng nghĩa với sự giễu cợt hoặc sỉ nhục vì người Singapore đồng nghĩa lời chúc này với “chúc bất nghĩa”.

Một số điều cần biết trong giao tiếp kinh doanh tại Singapore

Văn hoá kinh doanh của Singapore là tính cạnh tranh cao và có đạo đức làm việc mạnh mẽ khác thường. Năng lực chuyên môn, huân chương và khả năng làm việc theo nhóm được đánh giá cao.

Người Singapore rất coi trọng danh thiếp. Khi bắt đầu gặp gỡ, người Singapore thường nhiệt tình trao đổi danh thiếp bằng hai tay và xem danh thiếp một cách cẩn thận và tôn kính là phép lịch sự tối thiểu khi làm việc với doanh nhân Singapore.

Danh thiếp nên được in bằng tiếng Anh. Do tỉ lệ dân kinh doanh Singapore là người Trung quốc cao nên mặt sau danh thiếp nên dịch sang tiếng Trung quốc. Màu vàng là màu ưu chuộng trên danh thiếp đối với người Trung quốc.

Thế mạnh của mối quan hệ và tình cảm trong công việc

Văn hoá kinh doanh của Singapore không nhạy cảm với những thông tin "ngoài lề" và thường rất vị chủng. Người Singapore thường có niềm tin cố hữu về những người cùng dân tộc vì doanh nhân Singapore thường có khuynh hướng để tình cảm lấn át việc ra quyết định và giải quyết vấn đề hơn là công ty mà bạn đại diện.

Người Singapore thường có khuynh hướng để tình cảm lấn át trong công việc

Xây dựng quan hệ với từng thành viên trong nhóm làm việc rất quan trọng trong việc kinh doanh tại Singapore.

Lịch sự là phần không thể thiếu trong quan hệ kinh doanh thành công tại Singapore. Tuy nhiên lịch sự không có ảnh hưởng tới việc quyết định kinh doanh của người Singapore mà là bạn hàng Singapore phải cảm thấy thoải mái khi làm việc với bạn.

Thường câu trả lời là "Vâng, nhưng...", "Chương trình kế hoạch không cho phép tôi..." thường ám chỉ sự từ chối. Câu trả lời "có thể" đồng nghĩa với "đồng ý".

Tuổi tác và thâm niên được kính trọng trong văn hoá kinh doanh Singapore. Nếu bạn là thành viên của một đoàn đại biểu thì thành viên quan trọng nhất phải được giới thiệu đầu tiên. Lòng trung thành là thế mạnh của nhân viên người Singapore.

Hoạt động theo nhóm hơn là cá nhân là ưu thế trong văn hoá kinh doanh Singapore. Tuy nhiên người nhiều tuổi nhất thường được chỉ định làm lãnh đạo.

Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm tang tóc, khăn tay là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro.

Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đặt lên đĩa thức ăn. Khi không ăn nữa cũng không được đặt lung tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc đặt trên đĩa đựng xương. Nếu là nhân viên hàng hải, người làm nghề cá hoặc những người thích chèo thuyền, khi ăn cơm không được lật con cá, bởi vì việc đó đồng nghĩa với việc lật con tàu lật thuyền, do đó phải tách con cá đó ra, ăn từ trên xuống dưới.

Trong bữa ăn không nên đặt đũa lên trên bát hoặc đĩa thức ăn

Trong những ngày đầu năm mới, người dân Singapore không bao giờ quét dọn nhà cửa, không gội đầu, bởi vì họ cho rằng làm như vậy sẽ mất hết may mắn, không được đánh vỡ đồ đạc trong phòng, nhất là không được làm vỡ gương, vì đó là biểu hiện của chuyện xấu và không may mắn; không được mặc đồ trắng, không được dùng kim hoặc kéo, bởi vì những vật dụng này có thể đem đến vận hạn cho họ.

Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. Ở một số nơi như cầu thang máy, rạp chiếu phim, trên những phương tiện giao thông công cộng nhất là trong văn phòng..., quy định là nghiêm cấm hút thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt 500$ Singapore. Tại các nơi khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối phương.

Sự hòa hợp dân tộc dẫn đến việc hình thành những nhóm tôn giáo khác nhau. Khoe mình trên nền trời Singapore là những tòa tháp đặc biệt của các giáo đường Hồi giáo, những ngọn tháp hình chóp của các thánh đường với lối kiến trúc Gôtích, những tượng thần phức tạp của các đền thờ Hindu và những mái nhà với lối kiến trúc khác biệt của các ngôi chùa Trung Hoa. Các tôn giáo chính ở đây là Hồi Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Giáo, Độc Thần Giáo, (còn gọi là đạo Sikh, một tôn giáo phát triển từ Ấn độ giáo vào thế kỷ XVI và dựa trên tín ngưỡng chỉ một Thần) và Do Thái Giáo (Theo Uniquely Singapore).

Đạo Islam là đạo chính của Singapore, đạo này cấm uống rượu, cấm ăn thịt lợn và những đồ ăn chế biến từ lợn.

Nghi lễ Thaipusam được diễu hành hàng năm của tín đồ Hindu ở Singapore

Người Singapore cho rằng con số "4", "7", "13", "37", và "69" là những con số tiêu cưc và không may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số "7", bình thường họ cố hết sức để tránh gặp phải con số này.

Người gốc Hoa thích số chẵn, chẳng hạn người ta biếu nhau 2 quả cam trong dịp Tết để lấy lộc

Các con số 2, 6, 8 là con số may mắn, trong khi đó số 4 lại là con số chết chóc, nên người ta hết sức tránh

Người Singapore quan niệm màu đen là màu không may mắn, màu tím cũng là màu họ không thích. Họ chỉ thích màu hồng màu đỏ, bởi vì theo họ màu này tượng trưng cho sự trang nghiêm, nhiệt huyết mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và tượng trưng cho sự khoan dung, độ lượng. Họ cũng thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây.

Ngoài ra, màu đỏ còn là màu của may mắn, tài lộc, còn màu đen là màu kị, nhất là trong những dịp lễ hội.

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có nhu cầu du học Singapore và các quốc gia tiên tiến khác, bạn có thể liên hệ theo địa chỉ dưới đây:

(Công ty đứng đầu Việt Nam về lĩnh vực du học)

Địa chỉ: 52 Trần Huy Liệu, phường 11, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.3845 8867 (10 lines) –  0903.803373

Email:         [email protected]

Website:     http://www.duhocaau.vn & http://aauco.com.vn

Facebook:  https://www.facebook.com/tuvanduhocaau