Nội dung bài biết được trích dẫn nguyên văn và có dẫn nguồn [link nguồn] . Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của luật sư trước khi áp dụng.
Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp
- Biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Hàng hóa được xác định có trợ cấp theo quy định tại Điều 84 và Điều 85 Luật Quản lý ngoại thương 2017 và mức trợ cấp được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật Quản lý ngoại thương 2017;
+ Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
+ Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.
- Không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nhà sản xuất, xuất khẩu ở các nước phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 1% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước đang phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước kém phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 3% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
- Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 4% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
(Điều 86 Luật Quản lý ngoại thương 2017)
Thời hạn áp dụng thuế đối kháng
Đối với thời hạn áp dụng thuế đối kháng, được quy định tại khoản 3, Điều 13 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau: “Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.”
Tương tự như thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ, thuế đối kháng cũng cần căn cứ vào một số quy định khi áp dụng. Cụ thể, khi áp dụng loại thuế này, bạn cần tìm hiểu chi tiết tại Điều 15 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Căn cứ vào đó, chúng tôi có thể liệt kê cụ thể như sau:
Thời gian áp dụng thuế đối kháng theo quy định
Các trợ cấp có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Các trợ cấp sau đây có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác:
- Trợ cấp dựa vào kết quả xuất khẩu;
- Trợ cấp nhằm mục đích ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước hơn hàng hóa nhập khẩu;
- Các trợ cấp quy định tại Điều 84 Luật Quản lý ngoại thương 2017 làm vô hiệu hoặc ảnh hưởng đến những quyền lợi mà Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(Điều 85 Luật Quản lý ngoại thương 2017)
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
Bên cạnh các loại thuế như thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ thì thuế chống trợ cấp là loại thuế tiếp theo được bổ sung áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, một số loại hàng khi nhập khẩu vào Việt Nam có thể xem xét thu thuế chống trợ cấp. Vậy cụ thể loại thuế này là gì? Điều kiện áp dụng như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để có được đáp án chính xác.
Biện pháp chống trợ cấp là gì?
Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
(Khoản 1 Điều 83 Luật Quản lý ngoại thương 2017)
Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm:
- Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;
- Các biện pháp chống trợ cấp khác.
(Khoản 2 Điều 83 Luật Quản lý ngoại thương 2017)
Danh sách hàng hóa chịu thuế chống trợ cấp
Căn cứ vào hồ sơ Điều tra thuế đối kháng của Bộ Công thương, hiện nay chưa có danh sách hàng hóa chịu thuế trợ cấp. Tuy nhiên, tùy vào sự thay đổi của từng năm mà có thể sẽ có loại hàng chịu thuế theo quy định. Do đó, bạn nên chú ý cập nhập các văn bản luật, quy định mới nhất để nắm được thông tin này một cách chính xác.
Thuế chống trợ cấp (thuế đối kháng) là gì?
So với nhiều loại thuế khác, thuế chống trợ cấp có lẽ là loại thuế mà ít người biết đến nhất. Bởi, không phải hàng hóa nào khi nhập khẩu vào Việt Nam cũng chịu loại thuế này. Do đó, việc hiểu rõ loại thuế này là gì với nhiều người còn khá hạn chế.
Vì vậy, để giúp cá nhân, doanh nghiệp hiểu rõ về thuế chống trợ cấp, tại Khoản 6, Điều 4 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 đã giải thích chi tiết như sau: “Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.”
Ngoài ra, bạn có thể hiểu như sau: Thuế chống trợ cấp hay còn gọi là thuế đối kháng. Đây là khoản thuế bổ sung so với thuế nhập khẩu thông thường và được đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp nhập khẩu.
Việc thu thuế được coi như biện pháp chống trợ cấp nhằm vào các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý khác mang tính đa phương cho trường hợp này).
Khái niệm chi tiết về thuế chống trợ cấp (thuế đối kháng)
Xác định hàng hóa được trợ cấp và tính toán thiệt hại như thế nào?
Như phần 1 đã giải thích, thuế chống trợ cấp là loại thuế đối kháng được thu đánh vào các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp trong hoạt động nhập khẩu. Do đó, để xác định hàng hóa được trợ cấp và tính toán được thiệt hại, bạn cần căn cứ vào một số quy định cụ thể.
Để xác định được loại hàng nhập khẩu có được trợ cấp hay không, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu sẽ tiến hành tính toán mức trợ cấp của hàng hóa đó. Phương pháp tính toán sử dụng phải tuân thủ pháp luật của nước điều tra về loại hàng này. Tuy nhiên, về cơ bản việc tính toán sẽ áp dụng theo một số nguyên tắc của WTO gồm có:
Biên độ trợ cấp được tính theo phần trăm mức trợ cấp trên trị giá hàng hoá.
Xác định hàng hóa được trợ cấp theo quy định
Việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra chống trợ cấp và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp.
Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã tổng hợp cho bạn 5 thông tin quan trọng về thuế chống trợ cấp bạn cần nắm chắc. Hy vọng, bạn đã có thêm kiến thức để hiểu rõ hơn về loại thuế này.
* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung trên không còn phù hợp do những thay đổi trong chính sách của pháp luật. Do đó, bạn cần chú ý cập nhật thêm nhiều văn bản luật mới để hiểu rõ hơn về nội dung này.